image banner

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
TÂN HƯNG VÙNG ĐẤT – CON NGƯỜI
Thứ Sáu, 11/08/2023 10:02 GMT+7
Màu chữ

Xã Tân Hưng nằm phía hữu ngạn sông Bảy Háp, về phía Đông huyện Cái Nước. Xã có diện tích tự nhiên 5.615,68 ha; dân số 3.748 hộ với 14.635 khẩu (trong đó có 45 hộ nghèo và 71 hộ cận nghèo), dân tộc Khơme 44 hộ, 139 khẩu. 

Xã Tân Hưng nằm phía hữu ngạn sông Bảy Háp, về phía Đông huyện Cái Nước. Xã có diện tích tự nhiên 5.615,68 ha; dân số 3.748 hộ với 14.635 khẩu (trong đó có 45 hộ nghèo và 71 hộ cận nghèo), dân tộc Khơme 44 hộ, 139 khẩu. Phía Đông giáp xã Lương Thế Trân (huyện Cái Nước), xã Tân Trung (huyện Đầm Dơi); phía Tây giáp xã Hòa Mỹ, Hưng Mỹ; phía Nam giáp xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), xã Đông Hưng (huyện Cái Nước); phía Bắc giáp xã Phú Hưng và Thạnh Phú. Địa giới hành chính gồm 12 ấp: Ấp Tân Hiệp, Ấp Tân Trung, Ấp Tân Bữu, Ấp Tân Hòa, Ấp Cái Rô, Ấp Cái Giếng, Ấp Phong Lưu, Ấp Bào Vũng, Ấp Tân Thuận, Ấp Hợp Tác Xã, Ấp Tân Biên, Ấp Tân Phong.

 

Xã Tân Hưng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đan xen nhau như: Sông Bảy Háp, Vịnh Gốc, Cái Giếng, Kênh Năm, Phủ Đẩu, Lung Mớp, Lung Cây Da (Cây Da – Kênh xáng Đông Hưng), Biện Tú, Bào Vũng, Tân Hưng, nối liền với ngã ba kinh xáng Đội Cường (Hòa Trung), sông Gành Hào thông ra cửa biển Gành Hào (Biển Đông). Ngã ba kênh xáng Đội Cường (Tân Hưng) nối liền và ăn thông ra sông Bảy Háp. Từ tuyến sông này chia ra nhiều nhánh tạo thành hệ thống giao thông thủy rộng khắp, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trên địa bàn; đồng thời tạo thuận lợi cho việc nước biển xâm nhập mang phù sa từ biển Đông vào bồi lắng, tạo cho đất đai thêm màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác nuôi trồng thủy sản.

Xã Tân Hưng thuộc Bán đảo Cà Mau, nằm trong vùng nhiệt đới, có độ ẩm cao, hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 28 đến 340C. Mặt sông rộng với kênh rạch chằng chịt đan xen, kết hợp với nhiệt độ tạo ra sự bốc hơi nước làm cho độ ẩm trung bình từ 70 đến 90%.

Bán đảo Cà Mau là vùng ngập mặn, thủy triều lên xuống làm cho nước biển mang phù sa theo sông rạch tràn lên lắng đọng, theo thời gian tạo cho mặt đất cao dần và các loài thực vật cũng theo đó phát triển thành những cánh rừng bạt ngàn. Cũng chính nơi đây là nơi cư trú, nuôi dưỡng và phát triển của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Sách Đại Nam nhất Thống chí và Nam Kỳ lục tỉnh ghi rõ: “Chim từ biển bay đến đậu thành từng bầy không biết muôn ngàn nào kễ. Vào buổi chiều, chim bay về tổ che mát một góc trời”. Hàng năm, đến kỳ chim đẻ trứng bà con ta lấy lông cánh của những con chim to đem bán cho người Trung Hoa để họ làm quạt[1].

Địa giới hành chính của xã nhiều lần thay đổi. Cuối thế kỷ thứ XIX, xã Tân Hưng (ngày nay) thuộc làng Tân Hưng – Tổng Quản Xuyên – tỉnh Hà Tiên. Tổng Quản 

Xuyên lúc này có 09 làng: Tân Hưng, Tân Ân, Tân Khánh, Phú Thành, Hoàng Lạp Nậu, Tân Duyệt, An Phong, Lâm An và Tân Thuận.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng phân chia phía Nam Cà Mau ra thành 07 xã: Tân Hưng, Tân Hưng Đông, Tân Hưng Tây, Hưng Mỹ, Phú Mỹ, Tân Ân và Viên An thuộc quận Cà Mau. Như vậy, xã Tân Hưng là sự kế thừa của làng Tân Hưng thời thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất (1858 - 1945).

Cuối năm 1947, huyện Ngọc Hiển được thành lập gồm 13 xã: Tân Thuận, Tân Duyệt, Tân Ân, Viên An, Năm Căn, Tân Hưng Đông, Tân Hưng Tây, Phú Mỹ, Hưng Mỹ, Phong Lạc, Hòa Thành, Thạnh Phú và Tân Hưng.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, xã Tân Hưng được chia thành 04 xã bao gồm: Tân Hưng, Thạnh Hưng, Phong Hưng và Hưng Hiệp.

Khi mới hình thành, nơi đây là vùng đất hoang hóa. Theo thời gian, cư dân từ các nơi khác đến đây khai khẩn đất hoang trồng lúa, dần mở rộng diện tích, hình thành các cụm dân cư và phát triển thành xóm ấp. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phần lớn diện tích đất đai xã Tân Hưng chủ yếu là trồng lúa và nuôi cá nước ngọt. Đến năm 2000, nhà nước có chủ trương chuyển dịch cơ cấu sang nuôi tôm.

Vào những năm đầu thế kỷ XVI, lưu dân tứ xứ đến Cà Mau, trong đó có các gia đình người Kinh, Hoa, Khmer định cư trên các triền sông, khai khẩn đất rừng làm ruộng, làm rẩy hoặc buôn bán nhỏ. Từ đó, dần hình thành các cụm dân cư với vài ba nóc nhà, rồi từng bước phát triển thành xóm (thường hình thành theo dòng họ, bạn bè). Nhiều gia đình sống ẩn trong các rạch nhỏ để săn bắt, chài lưới hoặc lột vỏ cây để bán.

Để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của những ngày đầu khai khẩn, lưu dân phải chống chọi lại thú dữ, rắn độc, bệnh tật…; muốn giữ được lúa họ phải tìm cách chống lại heo rừng, khỉ (nhất là những đàn khỉ có đến hàng ngàn con). Đến mùa nước lụt, cọp beo tràn ra xóm – nơi có triền đất cao để tránh lụt; khi ấy bà con phải cất nhà sàn dưới sông, rạch, đưa người và súc vật ra đó tránh nạn; khi nước rút, thú dữ về rừng thì bà con mới dám trở vào bờ sinh sống.

      

Năm 1784, nghĩa quân Tây Sơn tiến công quân Xiêm, truy lùng Nguyễn Ánh, nhân dân Tân Hưng đứng lên ủng hộ nghĩa quân chống quân xâm lược và truy đuổi bọn bán nước. Huyền sử kể rằng, bà Hính và bà Xuân là thám tử của quân Tây Sơn. Hai người cất chòi ở Vàm Rạch Bà Hính ngày nay; hàng ngày đóng vai người đi bủa lưới, giăng câu trên sông Bảy Háp để dò tìm tin tức của Nguyễn Ánh. Khi đến Chà Là, hai bà bị quân của Nguyễn Ánh phát hiện và bị truy bắt. Xuất thân là dân Bình Định rất giỏi võ nghệ, hai bà dùng cây làm vũ khí đánh trả lại, làm bị thương nhiều quan quân của Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, cuối cùng hai người cũng bị quân Nguyễn Ánh bắt được và bị bêu đầu (chém đầu) tại Chà Là. Nhân dân thương tiếc hai liệt nữ nên đặt tên cho con Rạch ở đây là Rạch Bà Hính cho đến ngày nay.

          Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Tân Hưng trở thành vùng kháng chiến. Vì thế, địch tìm mọi cách tập trung lực lượng đánh phá ác liệt, hòng tiêu diệt căn cứ cách mạng của ta tại đây. Trong kháng chiến chống Pháp, địch cho xây dựng nhiều hệ thống đồn bót cấp đại đội và trung đội, cho quân chủ lực tăng cường đánh phá ác liệt ngày đêm. Bước sang kháng chiến chống Mỹ, xã Tân Hưng cũng trở thành căn cứ cách mạng gây cho địch không ít tổn thất. Với quyết tâm tiêu diệt căn cứ cách mạng tại đây, địch không từ bỏ một thủ đoạn nào. Chúng cho tập trung quân chủ lực, kết hợp hải quân, không quân đánh phá liên tục ngày đêm vào vùng căn cứ. Thế nhưng, dù phải sống chung với “mưa bom bão đạn”, quân và dân xã Tân Hưng vẫn trường kỳ kháng chiến, kiên trì bám trụ xây dựng xã, ấp chiến  đấu, xây dựng lực lượng đánh địch đến hơi thở cuối cùng, quyết tâm đánh bại kẻ thù giành độc lập dân tộc.

          Trong chiến đấu, nhân dân xã Tân Hưng luôn dũng cảm, mưu trí, bám đất giữ làng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh cho lý tưởng độc lập dân tộc. Bước sang thời bình, tinh thần cách mạng ấy lại phát huy cao độ. Bản chất cần cù, chịu khó đã giúp xã Tân Hưng vượt qua những khó khăn thử thách, vươn lên phát triển bền vững, góp phần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.



[1] . Cứ đến mùa chim đẻ trứng có “Trà hộ ngạch” bảo lãnh nộp thuế - gọi là thuế Điểu Đình (Điểu Đình là sân chim ngày xưa chim đẻ trên mặt đất nên nhân dân gọi là sân chim. Sau này, chim đẻ trên cây nhân dân gọi là máng chim, vườn chim).

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN HƯNG

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng

Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Hắng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng

E-mail: vpubndtanhung@gmail.com

Điện thoại: 02903.770456;

Địa chỉ: Ấp Phong Lưu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang